phòng khám đa khoa hoàn cầu

http://phongkhamdakhoanguyentrai.com/

Ngoài Cách Phân Loại Theo Độ Thì Trĩ Ngoại Được Phân Loại Như Thế Nào?

Ngày đăng : 20-09-2017 - Lượt xem : 1932

Bệnh trĩ được phân thành 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại được chia thành 4 cấp độ khác nhau tùy vào sự phát triển của bệnh. Vậy ngoài cách phân loại theo độ thì trĩ ngoại được phân loại như thế nào khác hay không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

Phân loại các dạng bệnh trĩ ngoại

  Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu cho biết, trĩ ngoại là loại trĩ được hình thành ở dưới đường lược, nó xuất hiện do chùm tĩnh mạch ngoài hậu môn bị giãn, sau đó bị gấp khúc tạo nên búi trĩ.

phân loại trĩ ngoại

Hình ảnh minh họa bệnh trĩ ngoại

  So với trĩ nội, trĩ ngoại dễ dàng nhận biết hơn do các búi trĩ hình thành ngoài hậu môn, có thể sờ thấy được và nhìn thấy được bằng mắt thường.

  Ban đầu, cái búi trĩ hình thành với kích thước nhỏ bằng hạt đậu, có màu sẫm hoặc hồng nhạt, khiến người bệnh có cảm giác cồm cộm, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn. Về sau, búi trĩ phát triển to hơn, xuất hiện thêm nhiều búi trĩ mới có thể dẫn đến tắc mạch, đại tiện ra máu, dễ gây viêm nhiễm.

   Phân loại trĩ ngoại

  Ngoài phân chia theo độ tùy vào sự phát triển của bệnh thì trĩ ngoại thường được phân thành 4 loại sau:

  1. Trĩ ngoại mô liên kết

  Trĩ ngoại mô liên kết hay còn gọi là trĩ da thừa, do táo bón gây nên hoặc do cố rặn khi đi đại tiện khiến vùng da hậu môn nứt dẫn đến viêm nhiễm, gia tăng các liên kết dạng sợi, sưng phù… Sau khi hết viêm nhiễm, các vết này không hồi phục lại, tình trạng này lặp lại nhiều lần khiến các nếp gấp phình to, trở thành trĩ da thừa.

  Dễ dàng nhận biết trĩ ngoại mô liên kết qua những biểu hiện như: vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện các liên kết ngoại mô, búi trĩ không có nhiều đám rối tĩnh mạch, ít huyết quản, màu nâu vàng hoặc nâu đen, dễ dàng nhìn thấy được, có dạng to nhỏ khác nhau, có lúc chỉ có một búi, khi phát triển nặng xung quanh hậu môn xuất hiện thêm nhiều búi khác.

  2. Trĩ ngoại viêm

  Thường được hình thành do da hậu môn tổn thương và viêm nhiễm, hầu hết đi kèm đau hậu môn, đi ngoài khó khăn, đau đớn, đi ngoài ra máu, hậu môn tiết dịch ẩm ướt. Khi xét nghiệm hậu môn cục bộ sẽ thấy khối đỏ, xung huyết, ngứa ngáy, đôi khi kèm theo cảm giác khó chịu và sốt.

phân loại trĩ ngoại

Mỗi loại trĩ ngoại đều có biểu hiện đặc trưng riêng biệt

  3. Trĩ ngoại huyết khối

  Nguyên nhân thường do rặn quá sức khi đi ngoài, hoạt động mạnh hoặc ho mạnh khiến tĩnh mạch hậu môn vỡ ra, máu chảy vào các mô liên kết, tạo thành khối máu, dưới lớp da hậu môn hình thành khối sưng to, nằm ở trong hậu môn hoặc ngoài rìa hậu môn.

  Khi bị trĩ ngoại huyết khối, người bệnh sẽ có biểu hiện như: đau đớn dữ dội và sưng phù vùng hậu môn, khối sưng đau ban đầu mềm, sau vài ngày trở nên cứng lại, màu sắc sẫm lại, có màu đỏ hoặc đỏ tím, sờ vào thấy đau. Sau 2, 3 ngày, khối máu này sẽ bị các mô hấp thu, đau đớn sẽ giảm bớt, khối sưng xẹp nhưng khi tái phát khối sưng này sẽ to hơn, có thể kèm viêm nhiễm hoặc gây ra trĩ ngoại mô liên kết.

  4. Trĩ ngoại rối tĩnh mạch

  Trĩ ngoại rối tĩnh mạch là khối sưng mềm, do khối tĩnh mạch hình thành ở dưới khe hậu môn, ngoài rìa hậu môn có khối tròn hoặc hình xoan.

  Bệnh có biểu hiện chậm, ban đầu chỉ cảm thấy hậu môn sưng to, khó chịu, sưng to hơn khi đi ngoài, giai đoạn sau khi viêm nhiễm sẽ có triệu chứng sưng đau hậu môn. Khi đi thăm khám, kiểm tra sẽ thấy trước hoặc xung quanh hậu môn sưng to, bề mặt là lớp da bao bọc, bên dưới là đám rối tĩnh mạch khuếch đại.

Để biết chính xác bạn bị trĩ ngoại loại nào hãy nhấn vào nút bên dưới để được các chuyên gia tư vấn, chẩn đoán và đưa ra lời khuyên hữu ích!

   Căn cứ loại trĩ ngoại mức độ bệnh để có phương pháp điều trị hiệu quả

  Khi nghi ngờ bị trĩ ngoại, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị ngay từ khi mới xuất hiện bệnh. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian điều trị bệnh, đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

  Sau khi thăm khám, kiểm tra, căn cứ vào loại trĩ ngoại cũng như mức độ bệnh mà chuyên gia sẽ chỉ định cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất, phù hợp với từng trường hợp bệnh.

  Thông thường, trường hợp nhẹ thì có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) hoặc thủ thuật. Còn trường hợp nặng hoặc thực hiện các phương pháp kia không hiệu quả thì cần phải tiến hành điều trị bằng phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật).

  Để điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả với chi phí cắt trĩ hợp lý, người bệnh có thể lựa chọn Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Đây là một trong số ít cơ sở y tế uy tín chuyên khám chữa các bệnh hậu môn – trực tràng, đặc biệt là bệnh trĩ tại TPHCM.

  Hiện tại, phòng khám đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT trong điều trị bệnh trĩ ngoại và điều trị thành công cho rất nhiều ca, trong đó có những trường hợp viêm nhiễm nặng. Không những thế, phương pháp HCPT còn là phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiện đại sở hữu nhiều ưu điểm như không phẫu thuật, ít đau, an toàn, nhanh hồi phục, khó tái phát, đảm bảo tính thẩm mỹ… được chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng.

phương pháp hcpt

Điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả, không cần phẫu thuật bằng phương pháp HCPT

  Song song với việc điều trị theo phác đồ của chuyên gia, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, vận động thường xuyên, đại tiện đúng cách, vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay nóng… để giúp bệnh hồi phục nhanh chóng và tránh nguy cơ tái phát.

  Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề ngoài cách phân loại theo độ thì trĩ ngoại được phân loại như thế nào, vui lòng nhấn vào khung chat bên dưới hoặc để lại số điện thoại để được các chuyên gia liên hệ tư vấn miễn phí.

Đăng bởi Phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi
Nội dung được bảo vệ bản quyền
DMCA.com Protection Status